Mặc dù an toàn thực phẩm đã gia tăng ở mức độ toàn cầu trong những năm gần đây, các bệnh tật bắt nguồn từ thức ăn như bệnh “bò điên” và cúm gia cầm vẫn tiếp tục gây quan ngại cho các chính phủ, người tiêu dùng và các phương tiện thông tin đại chúng. Trước bộ tiêu chuẩn ISO 22000, các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm phải tuân thủ rất nhiều tiêu chuẩn địa phương khác, như Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát trọng yếu (HACCP), Hướng dẫn các tập đoàn bán lẻ ở Anh, Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế, v..v. Vì thế, nhu cầu hài hòa hóa là một trong những lý do để xây dựng ISO 22000.
APO đã tổ chức buổi hội thảo về ISO 22000 - Cải thiện An toàn Thực phẩm tại Tokyo với sự tham gia của 22 đại biểu đến từ 8 quốc gia thành viên cùng với 5 cán bộ nguồn đến từ Canada, Pháp, Nhật Bản và Malaysia. Buổi hội thảo đã xem xét sự phát triển gần đây trong quản lý an toàn chuỗi thực phẩm; kiểm tra các vấn đề liên quan đến hệ thống an toàn thực phẩm hiện đại, đặc biệt là ISO 22000, trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ; khuyến cáo hành động đối với các bộ phận có vấn đề trong việc duy trì an toàn thực phẩm.
Các cán bộ nguồn đã đề cập đến:
1) Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiện đại;
2) Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và HACCP ở Nhật Bản;
3) ISO 22000:2005 và thực trạng ngành thực phẩm Nhật Bản;
4) ISO 22000 xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn và tin cậy;
5) Các yêu cầu và quy trình áp dụng ISO 22000;
6) Đánh giá và chứng nhận ISO 22000.
Tài liệu của các nước đã bàn đến thực trạng quản lý an toàn thực phẩm ở mỗi nước, tập trung chủ yếu vào các hệ thống của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Để quan sát hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiện đại trong ngành thực phẩm Nhật Bản, các đại biểu của cuộc hội thảo đã đến thăm: Cocos Japan, các nhà hàng hoạt động theo chuỗi ở quận Ibaraki; nhà máy Goka của Q.P-một công ty chế biến thực phẩm cũng ở Ibaraki; nhà máy Fukaya ở Daitoh Shokken, một nhà sản xuất gia vị và chất phụ gia cho thực phẩm ở quận Saitama và Kamaichi một cơ sở chế biến thực phẩm khác. Trưởng Chi nhánh Hệ thống Chất lượng - ngài Khoo Gek Hoon và phó chi nhánh Kiểm soát Nhà máy và Xây dựng luật về Chất lượng - ngài Diana Koh, cả hai thành viên đều đến từ Agri-Food và Veterinary Authority của Singapore đã chỉ ra rằng: “Mặc dù chính phủ liên quan không nhiều trong việc áp dụng ISO 22000 nhưng khả năng tự điều tiết của ngành thực phẩm Nhật Bản là rất lớn.” Họ cũng cho biết rằng việc các thành viên mặc quần áo bảo hộ an toàn vệ sinh trước khi vào khu sơ chế thực phẩm cho thấy các công ty mà họ đến thăm đã thực hiện đúng theo cam kết hệ thống đảm bảo an toàn thực phẩm của mình. Những bài học thu được từ chuyến thăm các cơ sở thuộc ngành công nghiệp thực phẩm mà các thành viên thấy khá hữu ích trong việc thúc đẩy áp dụng ISO 22000 của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước mình:
1) Cam kết của các nhà lãnh đạo cấp cao là nhân tố cơ bản trong việc thông qua và áp dụng ISO 22000 tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2) Trao quyền cho nhân viên tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi ISO 22000 và nhận biết giá trị phản hồi từ công nhân cho phép cải tiến không ngừng quản lý an toàn thực phẩm trong một doanh nghiệp.
3) Sự nhận thức được tầm quan trọng của việc cung ứng thực phẩm an toàn và tin cậy huy động các khách hàng dồn áp lực lớn hơn nữa vào ngành thực phẩm để cải thiện các tiêu chuẩn quản lý an toàn.
4) Cơ cấu tự động giảm thiểu lỗi, trợ giúp trong việc phân tích và thu thập dữ liệu, và tăng cường duy trì thành tích
Sự khuyến khích về chính sách một cách thích hợp, cùng với sự hỗ trợ về cơ sở hạ tầng và tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành thực phẩm/nông nghiệp có thể tiến xa hơn trong việc củng cố các tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm của mình.
Rất nhiều đại biểu đã bày tỏ sự quan tâm đến việc thực hiện các hoạt động tiếp theo liên quan đến ISO 22000 ở quốc gia của mình. Ví dụ như các đại biểu đến từ Thái Lan và Việt Nam hợp tác với tổ chức NPOs dự định tổ chức cuộc hội thảo về ISO 22000 với sự trợ giúp về mặt kỹ thuật và tài chính từ JAICAF và MAFF.
|